Khó lòng đặt chân đến những “khu vực cấm” bí ẩn trên thế giới
Khi vấn đề tài chính không còn là rào cản với niềm đam mê đi du lịch của chúng ta, thì mỗi người lại muốn tìm cho mình những địa điểm mới lạ để trải nghiệm, để hưởng thụ. Thế nhưng, trên thế giới còn có những nơi mà dù bạn có rất nhiều tiền nhưng lại khó lòng mà đặt chân đến được
1. Đảo Surtsey
Nơi đây bị cấm vì phục vụ mục đích khoa học. Năm 1963, tại vùng biển của Iceland, một ngọn núi lửa dưới nước đã phun trào, và một thời gian ngắn sau đó, một hòn đảo có kích thước 2,7 km vuông đã được hình thành.
Hòn đảo ngay lập tức nhận được sự chú ý từ các nhà khoa học đến từ các nước khác nhau. Vì hòn đảo là một ví dụ nổi bật về sự hình thành đảo và bắt đầu cuộc sống mới. Kể từ đó Surtsey, đặt theo tên của nhân vật huyền thoại Surtr, chỉ phục vụ mục đích khoa học và hạn chế khách du lịch ghé qua.
Năm 2008, Unesco công nhận hòn đảo này là di sản thiên nhiên thế giới vì những gía trị vô giá về khoa học.
2. Ilha da Queimada Grande – đảo Rắn
Hòn đảo này là một khu vực bị cấm vì có rất nhiều loài rắn độc. Hòn đảo nằm cách bờ biển của Brazil khoảng 35 km, nơi đây trông giống như một thiên đường thực sự. Bạn có thể trả tiền và cược cả mạng sống của mình cho một chuyến đi đến hòn đảo. Vì chỉ với diện tích 0,43 km vuông, hòn đảo có đến khoảng 4.000 loài rắn.
Loài rắn nguy hiểm nhất là rắn hổ lục đầu vàng, nó có nọc độc mạnh hơn rắn khác gấp năm lần – nếu chẳng may bị nó cắn, cái chết gần như sẽ đến ngay lập tức.
Chính phủ Brazil từng lên kế hoạch biến nơi này thành một trang trại trồng chuối. Nhưng do lượng rắn độc nơi đây quá lớn nên kế hoạch đã thất bại. Nơi đây nguy hiểm đến mức các nhà hải quân Brazil cấm bất cứ ai đến hòn đảo này, ngoại trừ một số nhà khoa học.
3. Đảo Bắc Sentinel – Ấn Độ
Một trong những đảo thuộc quần đảo Andaman ở vịnh Bengal là nhà của bộ tộc thổ dân Sentinelese nguy hiểm, họ tránh tiếp xúc với nền văn minh và quyết liệt chống lại bất kỳ sự xâm nhập nào. Theo các nhà khoa học, các thổ dân đã có tới 60.000 năm sống trong sự cô lập với phần còn lại của nền văn minh con người.
Những người thổ dân trên đảo rất tích cực bảo vệ lãnh thổ của họ. Vào năm 2004, họ bắn vào một máy bay trực thăng của chính phủ Ấn Độ bằng các mũi tên, khi máy bay bay qua hòn đảo sau một cơn sóng thần để tìm hiểu xem người dân địa phương cần giúp đỡ hay không.
Nạn nhân mới nhất của họ là một số ngư dân. Sau cái chết của những ngư dân này, các nhà chức trách Ấn Độ đã kêu gọi người dân tránh xa những người Sentinelese và đất đai của họ.
4. Thần cung Ise – Nhật Bản
Tại Nhật Bản, ngôi đền quan trọng nhất trong cả nước là khu phức hợp đền thờ Ise Jingu. Ngôi đền chính được gọi là Thần cung, bao quanh bởi một hàng rào gỗ cao, chỉ có các bậc đại sư và các thành viên của gia đình Hoàng gia mới được phép vào bên trong.
Đến năm 1945, Ise là một nơi thậm chí còn khó khăn hơn để viếng thăm. Đền thờ bị tách khỏi thế giới bên ngoài bằng sông Miyagawa – được coi như biên giới giữa vùng đất thường và vùng đất linh thiêng.
Các nhà sư bị cấm qua sông vì người ta tin rằng, nếu làm như vậy sẽ vi phạm sự thánh thiện của ngôi đền và sẽ gây ra rắc rối cho cả nước Nhật Bản.
5. Đảo Gruinard – Scotland
Năm 1942, chính phủ Anh đã mua hòn đảo Gruinard Scotland để thử nghiệm vũ khí sinh học – đặc biệt là thử nghiệm về bệnh than. Trong thí nghiệm, người ta thấy rằng các bào tử bệnh than đã làm ô nhiễm lãnh thổ trong một thời gian dài, là nguyên nhân gây ra cái chết của khoảng 95% trường hợp tử vong.
Cho đến những năm 1980, hòn đảo là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên hành tinh. Vào năm 1986 các nhà khoa học đã bắt đầu "làm sạch" hòn đảo, và tuyên bố nó an toàn trong năm 1990.
Tuy nhiên, vẫn không có ai định cư ở đó. Các chuyên gia cảnh báo rằng các bào tử bệnh than vẫn còn trong đất của hòn đảo, ít nhất là hàng trăm năm tới.